Mặc dù ngày nay có rất nhiều loại vật liệu mới được sử dụng trong sản xuất đồ nội thất, nhưng vẫn không thể thay thế được chất liệu gỗ tự nhiên bởi vẻ sang trọng, đẳng cấp mà nó mang lại. Thế nhưng dù là gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp, sau một thời gian sử dụng vẫn sẽ bị trầy xước, ẩm mốc…Vì thế, để đồ nội thất của văn phòng, gia đình bạn luôn bền đẹp như mới, hãy thử áp dụng 8 mẹo hay dưới đây mà đồ cũ Thiên Tiến trong bảo quản đồ nội thất bằng gỗ.
Tránh để ánh nắng trực tiếp chiếu nên sản phẩm
Đồ gỗ nếu đặt thời gian dài ngoài trời nắng sẽ dẫn tới hiện tượng cong vênh, nguyên nhân là bởi trong ánh nắng mặt trời có tia cực tím. Vì vậy với đồ gỗ tốt nhất bạn không nên đặt ngoài trời. Trong một số trường hợp đặc biệt không thể tránh được thì bạn có thể dùng lớp phim mỏng dán trên cửa sổ hoặc sử dụng các loại vách ngăn kính cường lực, mành rèm… nhằm hạn chế tác động của tia cực tím gây ra.
Tránh đặt nơi ẩm ướt
Đồ nội thất bằng gỗ nếu bị đặt ở nơi độ ẩm cao hoặc bị nước vào sẽ dẫn tới tình trạng nấm mốc, mối mọt, nhanh hỏng. Nguyên nhân là bởi đa phần các loại đồ gỗ nội thất trước khi thành sản phẩm (bàn làm việc, ghế, tủ tài liệu…) đều trải qua công đoạn sấy khô do đó sẽ có tính hút ẩm cao. Độ ẩm không khí phù hợp với đồ nội thất gỗ là khoảng 50%. Với những vùng thời tiết có độ ẩm cao (thường vào mùa mưa) sẽ gây ra các hiện tượng phổng rộp trên bề mặt gỗ dẫn đến nấm mốc hay mối mọt. Còn ở mùa khí hậu hanh khô (độ ẩm thấp) sẽ làm cho gỗ dễ bị nứt. Để bảo quản tốt đồ nội thất gỗ bạn nên đặt chúng nơi khô ráo, có thể sử dụng máy hút ẩm. Tránh ngâm nước đồ gỗ quá lâu, tránh đặt đồ gỗ tại nơi có độ ẩm cao và nơi có ánh sáng mặt trời rọi trực tiếp. Nơi có nhiệt độ thay đổi liên tục như quá lạnh hay quá nóng. Khi bề mặt đồ gỗ bị dơ, bẩn hãy lấy dẻ khô thấm khô nước sau đó dùng dẻ mềm lau sạch vết dơ. Chú ý không nên dùng dẻ quá nhám sẽ làm xước bề mặt gỗ.
Cẩn thận khi di chuyển đồ vật
Nhấc và đặt các đồ vật thay vì kéo trượt lên bề mặt đồ gỗ. Khi di chuyển cần dọn gọn gàng những đồ vật bên trong cũng như bên cạnh đồ vật tránh va chạm trong quá trình di chuyển. Khi cần dùng nước thì chỉ nên dùng bình xịt một lớp nước mỏng lên bề mặt để tránh làm mất độ bóng của phần sơn. Dùng dẻ mềm lau theo vòng tròn quanh bề mặt gỗ. Ngoài ra có thể dùng một số loại chổi lông mềm để quét phần bụi ở những phần khe kẽ mà không thể lau đến được.
Làm mới đồ nội thất gỗ đúng cách
Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại hóa chất làm bóng gỗ tuy nhiên tùy vào từng cách hoàn thiện gỗ mà bạn nên có lựa chọn cho phù hợp. Ví dụ như đồ gỗ được đánh bóng bằng xi thì ta dùng xi để làm bóng đồ gỗ. Dùng sáp cũng tương tự. Ngoài ra với sơn PU thì ta có thể mua những lọ xịt bóng như dạng lọ xịt muỗi để làm bóng bề mặt gỗ.
Để làm mới đồ cũ thì đâu tiên ta phải biết được trước đây đồ gỗ đó được làm bóng bằng gì. Như bằng xi, sáp, hay là vec-ni, PU,…Đối với xi, sáp thì chúng ta có thể dễ dàng làm tại nhà và thao tác cũng như nguyên vật liệu đơn giản , dễ tìm. Còn đối với Vec-ni, PU thì khá là phức tạp và tốt nhất ta nên gọi thợ chuyên dụng họ sẽ làm lại để cho sản phẩm được bóng đẹp như mới.
Sắp xếp lại đồ đạc trong nhà là cách rẻ tiền nhất để làm mới nội thất. Trong trang trí nội thất không nhất thiết phải “ton sur ton”. Trang bị cho cả căn phòng đồ gỗ đồng bộ là một việc làm không cần thiết, đôi khi còn tạo ra sự nhàm chán.
Sử dụng xi đánh bóng gỗ đúng cách
Xi đánh bóng gỗ chỉ sử dụng được trong trường hợp đồ gỗ đã từng sử dụng xi để làm bóng rồi hoặc trường hợp đồ gỗ còn mộc mới đánh nhẵn bề mặt bằng giấy giáp. Với xi thì khá đơn giản bạn chỉ cần làm sạch bề mặt gỗ ( lau bụi, cáu bẩn,…) sau đó dùng dẻ mềm hoặc chổi lông (như dụng cụ đánh giầy da) lau đều xi lên bề mặt và dùng dẻ đánh đều lên là được.
Lau chùi đồ nội thất gỗ tự nhiên đúng cách
Lau chùi đồ gỗ nội thất thường xuyên sẽ giúp duy trì giá trị cao cấp của chúng. Việc quét bụi và lau chùi thường xuyên giúp lấy đi sự hình thành dầu mỡ, chất xơ và bụi bẩn – những thứ có thể làm yếu đi lớp hoàn thiện đồ gỗ. Cần lau chùi đồ gỗ nội thất bằng vải cotton loại mềm không có sợ thô được làm ẩm bằng nước hoặc xi bóng tùy theo dạng gỗ. Việc lau bằng khăn khô có thể làm trầy xước lớp hoàn thiện. Lau đồ gỗ nhẹ nhàng và đổi mặt vải lau thường xuyên. Sau đó, dùng một loại xi bóng gỗ chất lượng tốt để bảo vệ bề mặt đã được làm sạch theo bản hướng dẫn của nhà sản xuất.
Vệ sinh lớp vải bọc của đồ nội thất gỗ
Hiểu rõ loại vải bọc và cách bảo dưỡng đồ nội thất là điều cần thiết. Khi cố gắng xóa vết bẩn trên mặt vải, lời khuyên trước tiên là bạn cần kiểm tra mức độ phù hợp của dung dịch tẩy rửa đối với chất liệu vải bằng cách thử nghiệm trên vị trí khuất, khó nhìn thấy nhất sản phẩm. Vải và da bọc chỉ nên được giặt một cách chuyên nghiệp. Hút bụi hoặc chải nhẹ nhàng để loại bỏ các vết tích của bụi bẩn. Không nên dùng các chất tẩy rửa dạng hòa tan hoặc những sản phẩm có thành phần là nước lên lớp vải bọc. Lưu ý, đồ nội thất có thể bị hư hại vĩnh viễn nếu bạn dùng sai chất tẩy rửa. Trong trường hợp không am hiểu về cách vệ sinh đồ nội thất, tốt nhất bạn nên gọi đến trung tâm giặt tẩy chuyên nghiệp để được trợ giúp.
Bảo quản đồ gỗ nội thất bọc da
Da là một chất liệu tự nhiên vì thế đòi hỏi sự chăm sóc để giữ gìn vẻ đẹp vốn có của nó. Việc bảo quản sao cho da tốt, bóng đẹp hoặc tẩy mùi khó chịu trên da được rất nhiều người chú trọng khi sử dụng loại sản phảm đồ gỗ bọc da. So với các chất liệu khác, chất liệu da cần được cẩn thận hơn trong quá trình sử dụng. Dưới điều kiện sử dụng bình thường, chỉ cần lau bụi trên bề mặt da bằng vải khô và hút bụi ở những đường kẽ và mặt đáy. Dùng dầu dưỡng dành cho chất liệu da khoảng sáu tháng một lần. Ngoài ra, bạn có thể tìm mua các loại bình xịt với công dụng bảo quản da tại các siêu thị lớn ở Việt Nam hiện nay.